1- Đạm (N):
Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây thường có màu xanh xẫm, lá nhiều nhưng số rễ hạn chế, phát triển kém.
2- Vai trò của Lân (P) với cây trồng:
Phospho cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.
Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất hiện vết nứt gãy ở lá già. Thiếu lân cây còi cọc, lá trưởng thành có màu xanh thẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém. 3- Vai trò kali (K): |