Trầm hương

Trầm hương Trầm hương còn gọi là Trầm dó, Kỳ nam,… tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Họ Trầm Thymelaeaceae…

Trầm hương Trầm hương còn gọi là Trầm đó, Kỳ nam,… tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Họ Trầm Thymelaeaceae. Trầm hương Trầm hương còn gọi là Trầm đó, Kỳ nam,… tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Họ Trầm Thymelaeaceae. Trầm hương dưới dạng “Bắp trầm” có thể thấy trong thân, gốc, rễ hay cành của cây Trầm với hình dạng và kích thước rất thay đổi. Nguyên nhân hình thành Trầm chưa rõ. Không phải cây Trầm nào cũng có Trầm hương. Có 2 loại: Trầm sinh ở cây sống, Trầm rục ở cây đã đổ. Kỳ nam là loại Trầm đặc biệt. Trong Trầm có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26%, metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có axit cinnamic và các dẫn xuất của nó. Trầm hương có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ôn, vào các kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng giáng khí ôn trung, noãn thận, tráng nguyên dương, giảm đau, giúp trấn tĩnh. Trầm hương – Dược liệu quý Trầm hương không chỉ là nguyên liệu chất thơm, quý hiếm mà còn là vị thuốc đặc sản của Việt Nam (chữa đau bụng, đau ngực, nấc, nôn mửa, hen suyễn, thận hư, khí nghịch suyễn cấp, bí tiểu tiện, nam giới tính lạnh)… Ngày dùng 1,5 – 4,0g dưới dạng bột, ngâm rượu hoặc mài với nước, uống (không dùng dạng nước sắc, vị thuốc sẽ mất hết mùi thơm). Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như Nhục quế, Hoàng liên, Ô dược, Bạch đậu khấu. Có nơi người ta lấy gỗ Trầm nấu nước tắm hoặc xông chữa trẻ em sài giật, dùng cây Trầm non sao vàng sắc uống chữa ho và lá đắp chữa đau mắt đỏ. Người âm suy, hoả vượng khi dùng Trầm hương phải cẩn thận. Không được dùng Trầm hương cho phụ nữ có thai. Bài thuốc có Trầm hươngChữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương 10g, Nhục quế 10g, Bạch đậu khấu 8g, Hoàng liên 8g, Đinh hương 10g. Tất cả tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1g bột, dùng nước nóng chiêu thuốc. Chữa hen suyễn: Trầm hương 1,5g, lá Trắc bá 3,5g; nghiền thành bột mịn, uống trước khi đi ngủ. Chữa tinh thần bị xúc động, khí dồn lên thở gấp, buồn bực không ăn được: Trầm hương phối hợp với Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau, mỗi thứ 6g.

GS. Vũ Văn Chuyên CTQ 30

Tin Liên Quan