Sự hình thành dáng cây trong tự nhiên – Phần 3

 2 topic trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của cây dáng trực và dáng thác đổ. Phần 3 này xin được giới thiệu với các bạn về việc hình thành và phát triển của cây đa thân.

Hầu hết các bạn chơi bonsai theo trào lưu hiện đại đều yêu thích những cây nhiều thân vì sự tự nhiên và duyên dáng trong các tác phẩm loại này. Khác với sự cơ bản của dáng trực, khác với vẻ cổ quái của dáng đổ… cây đa thân mang đến nét dịu dàng và mềm mại tạo cảm giác an nhàn thư thái cho người thưởng ngoạn. Xin mời các bạn chúng ta cùng thảo luận.
Xin phép gửi các bạn tham khảo 1 cây đa thân cùi bắp hihihi. Chúc mọi người làm được những cây đa thân đẹp.

A/ Sự hình thành nên dáng nhiều thân.
1/ Hình thành nhờ sự cộng sinh từ hạt:

Sự hình thành khởi nguồn từ những trái cây rơi rụng trong thiên nhiên, do động vật hay sự di chuyển bởi thiên nhiên. Các cây mọc lên từ những chùm hạt, lâu ngày thân lớn dần lên và dính lại với nhau, các mạch nhựa từ đó cũng hòa lại nên hình thành 1 gốc chính có nhiều thân.

2/ Hình thành bởi sự phân cành sớm:
Có nhiều cây trong tự nhiên có biểu hiện phân cành rất sớm, chúng thường là những cây có tàn lá dày và các lá mọc sít nhau. Sự phân cành sớm sát gốc cây cộng với sự lớn lên theo thời gian sẽ hình thành nên các kiểu cây nhiều thân.

3/ Hình thành từ sự đổ gãy:
Do tác động của thời tiết, đôi khi do động vật làm gãy hoặc dễ hình dung hơn là do con người chặt đốn, những gốc còn lại từ những cây bị gãy sẽ mọc lên nhiều mầm mới. Theo thời gian, những mầm này phát triển để hình thành 1 dạng của cây đa thân.

B/ Các dạng cây đa thân
Đôi lúc nào đó chúng ta bắt gặp trong tự nhiên 1 cái cây nào đó, 1 lớn 1 nhỏ nhìn giống như hình tượng người mẹ hay người cha dang tay che chở cho đứa con yêu, các nghệ nhân đã mượn hình tượng này để sáng tác ra cây dáng Mẫu-Tử hay Phụ-Tử
Cây Mẫu Tử:
Bài viết theo: Quỳnh Dao – Diễn đàn Cây cảnh Việt Nam

Người viết : Quỳnh Dao

Tin Liên Quan